Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, việc sử dụng các thiết bị đo lường khí hiệu chuẩn chính xác là yêu cầu tất yếu đối với nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất, xây dựng cho đến y tế. Bài viết này, Venmer Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về quy trình và phương pháp đo lường khí hiệu chuẩn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Thế nào là hiệu chuẩn?
Theo Khoản 9, Điều 3 của Luật Đo lường năm 2011, hiệu chuẩn được định nghĩa là “quá trình xác định và thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo.” Nói cách khác, từ góc độ kỹ thuật, hiệu chuẩn thực chất là việc tiến hành so sánh các phương tiện đo với các chuẩn đo lường nhằm đánh giá sai số cũng như các đặc tính kỹ thuật và đo lường khác của thiết bị.
Quy trình hiệu chuẩn không mang tính bắt buộc, mà chỉ cung cấp thông tin để khách hàng có thể tự đánh giá liệu thiết bị đó có đáp ứng các yêu cầu sử dụng cụ thể của họ hay không.
Quy trình đo lường khí hiệu chuẩn
Bước 1: Lập danh mục các thiết bị đo lường cần hiệu chuẩn
Căn cứ vào mức độ chính xác của các thiết bị đo lường phục vụ cho công tác thử nghiệm.
Căn cứ vào yêu cầu về độ chính xác cần đạt được đối với thiết bị đo lường của các phòng hóa lý, phòng vi sinh và phòng môi trường để lập danh mục các thiết bị đo lường cần hiệu chuẩn
Bước 2: Lập kế hoạch hiệu chuẩn các thiết bị đo lường
Căn cứ vào danh mục các thiết bị đo kiểm cần hiệu chuẩn để lập kế hoạch hiệu chuẩn các thiết bị đo theo chu kỳ hiệu chuẩn.
Căn cứ vào mức độ chính xác và độ phức tạp của thiết bị đo và khả năng của các phương tiện hiệu chuẩn hiện có để lập kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo lường theo dạng hiệu chuẩn nội bộ hoặc hiệu chuẩn bên ngoài.
Bước 3: Kiểm tra kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Căn cứ vào số lượng mẫu, kế hoạch phân tích và kế hoạch trả để kiểm tra kế hoạch hiệu chuẩn các thiết bị đo lường của phòng/ban.
Bước 4: Duyệt kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Nhân viên quản lý chất lượng xem xét toàn bộ kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo lường của phòng thử nghiệm trước khi chuyển cho phòng Kế hoạch.
Phòng Kế hoạch kiểm tra về kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo kiểm của phòng thử nghiệm.
Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy cần phải chỉnh sửa thì chuyển về cho phòng thử nghiệm để chỉnh sửa.
Chuyển kế hoạch của phòng thử nghiệm cho Ban giám hiệu xem xét và phê duyệt
Bước 5: Tổ chức thực hiện hiệu chuẩn nội bộ
Căn cứ vào kế hoạch hiệu chuẩn thiết bị đo kiểm đã được phê duyệt, tổ chức thực hiện hiệu chuẩn nội bộ.
Bước 6: Tổ chức hiệu chuẩn bên ngoài
Căn cứ vào kế hoạch hiệu chuẩn đã được phê duyệt, tổ chức hiệu chuẩn bên ngoài.
Liên hệ Trung tâm hiệu chuẩn bên ngoài để đưa các thiết bị đo kiểm đi hiệu chuẩn bên ngoài.
Bước 7: Kiểm tra, đánh giá kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Kiểm tra việc thực hiện hiệu chuẩn nội bộ
Đánh giá kết quả hiệu chuẩn nội bộ, nếu kết quả hiệu chuẩn không phù hợp với mục đích sử dụng, tiến hành dán nhãn “không sử dụng” và thông báo cho bộ phận có thiết bị hiệu chuẩn để có biện pháp xử lý thích hợp.
Bước 8: Kiểm tra tiến độ và nghiệm thu kết quả hiệu chuẩn bên ngoài
Căn cứ vào nội dung hợp đồng với Trung tâm hiệu chuẩn bên ngoài, kiểm tra tiến độ và nghiệm thu kết quả hiệu chuẩn.
Căn cứ vào kết quả đánh giá và nghiệm thu thiết bị hiệu chuẩn để cập nhật dữ liệu vào phiếu hiệu chuẩn nội bộ.
Xem thêm: Tham khảo khí đặc biệt chất lượng, uy tín
Các phương pháp đo lường khí hiệu chuẩn
Trong quá trình hiệu chuẩn đo lường, có ba phương pháp phổ biến được sử dụng. Mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng, phù hợp với từng loại phương tiện đo khác nhau và yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
Hiệu chuẩn bằng phương pháp so sánh trực tiếp
Phương pháp so sánh trực tiếp là quá trình đo đạc mà trong đó phương tiện đo cần hiệu chuẩn được so sánh trực tiếp với các phương tiện đo hoặc vật đo chuẩn. Phương pháp này được đánh giá là đơn giản, nhanh chóng nhưng độ chính xác không cao, và thường được áp dụng cho các phép đo liên quan đến dung tích (như bình đong, ống đong) hoặc độ dài (như thước cuộn, thước vạch).
Trong quá trình này, việc đảm bảo cả hai phương tiện đo cùng đo một đại lượng dưới cùng điều kiện là vô cùng quan trọng.
Hiệu chuẩn bằng dụng cụ so sánh
Phương pháp này yêu cầu sử dụng các dụng cụ so sánh để đối chiếu vật đo cần hiệu chuẩn với vật đo chuẩn. Trong lĩnh vực đo khối lượng, cân chuẩn là dụng cụ so sánh phổ biến, thường được dùng để kiểm định các quả cân.
Đối với các ứng dụng đo lường điện, các cầu đo điện xoay chiều hoặc một chiều được sử dụng để hiệu chuẩn các đại lượng như điện dung, điện trở, và điện cảm. Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc lớn vào các đặc tính kỹ thuật của dụng cụ so sánh, bao gồm độ nhạy, độ chuẩn, và độ ổn định. Những yếu tố như tỷ số giữa các nhánh của cầu điện hoặc giữa hai đòn cân phải ổn định để đảm bảo quá trình so sánh không bị sai lệch.
Hiệu chuẩn phương tiện đo bằng vật đo chuẩn
Đối với phương pháp này, phương tiện đo cần hiệu chuẩn sẽ được so sánh với vật đo chuẩn hoặc đo một đại lượng trung gian thông qua vật đo chuẩn.
Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho các bộ vật đo, trong đó, kim chỉ của phương tiện đo sẽ được điều chỉnh sao cho dừng lại ở các vạch được quy định. Chẳng hạn, khi hiệu chuẩn ôm mét bằng dụng cụ hiệu chuẩn, giá trị đọc được sẽ là giá trị điện trở thực tế tương ứng với số chỉ trên ôm mét.
Công ty nào sản xuất khí hiệu chuẩn uy tín nhất?
Nếu bạn quan tâm về dịch vụ sản xuất khí chuẩn, khí hiệu chuẩn, khí trộn nhiều thành phần, Công ty TNHH Venmer Việt Nam là đơn vị sản xuất tiên phong, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này, chuyên cung ứng ra thị trường toàn quốc và định hướng xuất khẩu.
Với hệ thống máy sản xuất khí chuẩn, hệ thống máy đo, máy phân tích khí được nhập khẩu từ những nước có nền công nghiệp phát triển, chúng tôi cam kết về sản phẩm khí chuẩn cấp ra thị trường đạt chất lượng cao.
Hãy liên hệ ngay qua Hotline 0944.331.000 để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.
Xem thêm: Thiết bị đo lường khí chuẩn: giải pháp cho ngành công nghiệp 2024
Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình và phương pháp đo lường khí hiệu chuẩn mà Venmer Việt Nam đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với kiến thức hữu ích trên bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về khí hiệu chuẩn.
Bài viết liên quan
Khí chuẩn C2H4: Khám phá các vai trò đáng kinh ngạc của khí chuẩn này
Khí Ethylene, được biết đến với công thức hóa học là C2H4, không chỉ đơn...
Th9
Tính chất đặc trưng và ứng dụng quan trọng của khí chuẩn C6H12
Khí chuẩn C6H12 (Cyclohexane) là một chất hữu cơ quan trọng, thường được sử dụng...
Th9
Cùng Venmer Việt Nam tìm hiểu cách hoạt động của máy phân tích khí thải
Máy phân tích khí thải là công cụ quan trọng trong việc giám sát và...
Th9
Khí chuẩn Clo: Tìm hiểu chi tiết về cấu trúc và ứng dụng trong thực tế
Khí chuẩn Clo (Cl2) là một trong những khí quyển quan trọng trong ngành công...
Th9
Khí hiệu chuẩn máy đo: Tại sao lại cần thiết và tầm quan trọng trong thực tế?
Trong thế giới hiện đại, việc đo lường chính xác các thông số kỹ thuật...
Th9
Bình khí hiệu chuẩn 4 khí và một số ứng dụng phổ biến bạn cần biết
Bình khí hiệu chuẩn 4 khí là một thiết bị quan trọng trong lĩnh vực...
Th9
Các tính chất và ứng dụng phổ biến trong công nghiệp của khí trộn He CO O2
Khí trộn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y...
Th9
Khí trộn NO2: Giải đáp về nguồn gốc và các ứng dụng trong ngành công nghiệp
Khí trộn NO2, hay còn gọi là nitro dioxit, là một trong những hợp chất...
Th9
Khí trộn NO – Hiểu rõ về loại khí quan trọng trong công nghiệp cùng Venmer Việt Nam
Trong thế giới ngày nay, khí trộn NO (Nitric Oxide) đang trở thành một chủ...
Th9