Hiệu chuẩn máy đo khí thường xuyên giúp đảm bảo kết quả đo lường khí chính xác, tuân thủ quy định, phát hiện ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ, bảo vệ sức khỏe con người. Vậy quy trình hiệu chuẩn máy đi khí có phức tạp không? Bài viết dưới đây, Venmer Việt Nam sẽ chia sẻ chi tiết các bước hiệu chuẩn máy đo khí đến bạn đọc. Cung theo dõi hết nhé!
Hiệu chuẩn là gì?
Dựa trên quy định tại Khoản 9, Điều 3 của Luật Đo lường 2011, hiệu chuẩn thiết bị đo được định nghĩa là quá trình xác định và thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường hoặc phương tiện đo với giá trị của đại lượng cần đo
Nói một cách đơn giản, hiệu chuẩn là việc sử dụng các thiết bị đo lường chuẩn để kiểm tra và xác định sai số của thiết bị đo theo các tiêu chuẩn nhất định. Mục tiêu của việc này là điều chỉnh các thông số đo bị lệch, đưa chúng trở về trong giới hạn cho phép theo yêu cầu cụ thể của người sử dụng.
Hiệu chuẩn thiết bị đo không chỉ dừng lại ở việc xác định sai số, mà còn liên quan đến quá trình so sánh và điều chỉnh độ chính xác của thiết bị đo. Kết quả của quá trình hiệu chuẩn sẽ giúp xác định tính ổn định và độ tin cậy của thiết bị, đồng thời cung cấp cho người sử dụng thông tin cần thiết để đánh giá liệu thiết bị đó có phù hợp với yêu cầu sử dụng cụ thể hay không. Qua đó, việc hiệu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng và độ chính xác của các phép đo trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học, kỹ thuật, sản xuất, và chăm sóc sức khỏe.
Tại sao cần hiệu chuẩn máy đo khí?
Quy trình hiệu chuẩn máy đo khí là một điều tất yếu nhằm duy trì độ chính xác và tin cậy của thiết bị trong việc phát hiện và đo lường các loại khí trong môi trường sống và làm việc.
Việc hiệu chuẩn máy đo khí thường xuyên mang lại nhiều lợi ích quan trọng:
Đảm bảo an toàn tuyệt đối
Máy đo khí có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các loại khí độc hại hoặc gây ngạt trong môi trường sống và làm việc. Việc hiệu chuẩn máy đảm bảo rằng thiết bị luôn hoạt động với độ chính xác cao nhất, giúp người sử dụng nhanh chóng nhận biết và phản ứng kịp thời trước các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó bảo vệ sức khỏe và tính mạng.
Giảm thiểu sai số tối đa
Sau một thời gian dài sử dụng, các thiết bị đo khí có thể gặp phải sai số do những yếu tố như điều kiện môi trường khắc nghiệt, sự hao mòn của cảm biến hay sự thay đổi của các yếu tố vật lý. Hiệu chuẩn máy đo khí giúp điều chỉnh thiết bị, loại bỏ hoặc giảm thiểu những sai số này, đảm bảo rằng các số liệu đo lường được vẫn duy trì độ chính xác cần thiết.
Tuân thủ các yêu cầu quy định
Trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là những môi trường có nguy cơ tiềm ẩn từ các loại khí độc hại, việc hiệu chuẩn máy đo khí không chỉ là một tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn là yêu cầu bắt buộc theo quy định của pháp luật. Thực hiện hiệu chuẩn định kỳ giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về an toàn lao động, đồng thời bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho nhân viên.
Duy trì khả năng kiểm soát ổn định
Hiệu chuẩn máy đo khí định kỳ đảm bảo rằng thiết bị duy trì độ chính xác và ổn định trong suốt quá trình sử dụng, ngay cả khi phải đối mặt với các điều kiện khắc nghiệt như biến động nhiệt độ, ô nhiễm môi trường, hoặc thời gian sử dụng kéo dài. Điều này giúp người dùng có thể tin tưởng vào độ tin cậy của dữ liệu đo được, từ đó phát hiện nhanh chóng các dấu hiệu nguy hiểm và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm: Sản phẩm khí đặc biệt chất lượng, uy tín hàng đầu
Quy trình hiệu chuẩn máy đo khí đúng cách
Quy trình hiệu chuẩn máy đo khí không phải là một quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian như nhiều người có thể nghĩ. Với chỉ vài thao tác đơn giản và vài phút chờ đợi, máy sẽ tự động thực hiện quá trình hiệu chuẩn một cách hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, thách thức thực sự không nằm ở việc thực hiện hiệu chuẩn mà ở việc xác định chu kỳ hiệu chuẩn phù hợp. Với nhịp độ công việc bận rộn, nhiều nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý liên tục, rất khó để tìm được thời gian dừng lại, kiểm tra và hiệu chuẩn một thiết bị đo khí độc.
- Bước 1 Kiểm tra bên ngoài: Sử dụng mắt thường để kiểm tra thiết bị xem có đáp ứng đúng tiêu chuẩn về hình dáng, kích thước, hiển thị, nguồn điện, nhãn hiệu và các phụ kiện kèm theo hay không.
- Bước 2 Kiểm tra kỹ thuật: Kiểm tra cơ cấu, trạng thái hoạt động bình thường của thiết bị. Dựa trên tài liệu kỹ thuật từ nhà sản xuất xem liệu nó có đang hoạt động đúng cách?
- Bước 3: Hiệu chuẩn máy đo khí: So sánh kết quả đo trực tiếp giá trị nồng độ của khí chuẩn H2S, CO, CH4, O2,.. Bằng thiết bị đo khí cần hiệu chuẩn và giá trị nồng độ khí đã được chứng nhận. Điều chỉnh thiết bị đo cho đến khi nó hiển thị giá trị chính xác của khí chuẩn.
Tiến hành kiểm tra độ ổn định của thiết bị đo khí. Đo nồng độ khí chuẩn tại nhiều thời điểm khác nhau. So sánh các kết quả đo với phép đo đầu tiên. Điều này giúp đánh giá sự ổn định của thiết bị theo thời gian.
- Bước 4 Ghi lại kết quả: Ghi lại tất cả các kết quả hiệu chuẩn và kiểm tra vào tài liệu đích.
Xem thêm: Khí hiệu chuẩn, bình khí hiệu chuẩn
Như vậy, trên đây là quy trình hiệu chuẩn máy đo khí chi tiết nhất mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Mong rằng với kiến thức hữu ích ở bàu viết sẽ giúp bạn bỏ túi kiến thức về hiệu chuẩn máy đo khí an toàn và hiệu quả.
Nếu bạn quan tâm về dịch vụ sản xuất khí chuẩn, khí hiệu chuẩn, khí trộn nhiều thành phần, Công ty TNHH Venmer Việt Nam là đơn vị sản xuất tiên phong, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực này, chuyên cung ứng ra thị trường toàn quốc và định hướng xuất khẩu. Với hệ thống máy sản xuất khí chuẩn, hệ thống máy đo, máy phân tích khí được nhập khẩu từ những nước có nền công nghiệp phát triển, chúng tôi cam kết về sản phẩm khí chuẩn cấp ra thị trường đạt chất lượng cao. Hãy liên hệ ngay qua Hotline 0944.331.000 để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.
Bài viết liên quan
Cùng Venmer Việt Nam tìm hiểu cách hoạt động của máy phân tích khí thải
Máy phân tích khí thải là công cụ quan trọng trong việc giám sát và...
Th9
Khí chuẩn Clo: Tìm hiểu chi tiết về cấu trúc và ứng dụng trong thực tế
Khí chuẩn Clo (Cl2) là một trong những khí quyển quan trọng trong ngành công...
Th9
Khí hiệu chuẩn máy đo: Tại sao lại cần thiết và tầm quan trọng trong thực tế?
Trong thế giới hiện đại, việc đo lường chính xác các thông số kỹ thuật...
Th9
Bình khí hiệu chuẩn 4 khí và một số ứng dụng phổ biến bạn cần biết
Bình khí hiệu chuẩn 4 khí là một thiết bị quan trọng trong lĩnh vực...
Th9
Các tính chất và ứng dụng phổ biến trong công nghiệp của khí trộn He CO O2
Khí trộn được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ y...
Th9
Khí trộn NO2: Giải đáp về nguồn gốc và các ứng dụng trong ngành công nghiệp
Khí trộn NO2, hay còn gọi là nitro dioxit, là một trong những hợp chất...
Th9
Khí trộn NO – Hiểu rõ về loại khí quan trọng trong công nghiệp cùng Venmer Việt Nam
Trong thế giới ngày nay, khí trộn NO (Nitric Oxide) đang trở thành một chủ...
Th9
Phân tích cách sản xuất và so sánh khí chuẩn Hydro với các loại khí khác
Khí chuẩn Hydro đang ngày càng trở thành một chủ đề nóng trong lĩnh vực...
Th9
Khí chuẩn H2 là gì và các tiêu chuẩn bạn nên biết
Khí chuẩn H2, hay còn gọi là khí hydro, đang ngày càng trở thành một...
Th9